Với quan niệm các loại quả khô là thực phẩm ăn cho vui miệng, ít bà mẹ trẻ biết được rằng long nhãn sấy là một sản phẩm có giá trị dinh dưỡng cao rất tốt, đặc biệt cho trẻ trong quá trình sinh trưởng và phát triển.
Bên cạnh đó, để làm phong phú cho bữa ăn trong gia đình, long nhãn có thể dùng để nấu cùng với thịt gà để làm thành món gà hầm long nhãn để chữa mất ngủ, an thần, chè sâm, chè long nhãn táo đỏ…
Long nhãn là gì ?
Long nhãn là cái tên chắc hẳn không mấy xa lạ đối với người dân Việt Nam . Long nhãn là một thứ quà bình dị nhưng rất tốt cho sức khỏe giúp giảm bớt suy nhược thần kinh, căng thẳng, mất ngủ, hay quên, làm đẹp da.
Long nhãn (hay còn gọi là nhãn nhục) là cùi của quả nhãn được bỏ hạt rồi đem đi sấy khô. Sở dĩ có tên gọi này vì nó có hình dạng giống mắt của con rồng.
Để sản xuất ra long nhãn, người ta phải thu hoạch đúng vào thời điểm nhãn ngọt nhất, chọn ra những trái to, mọng nước, cùi dày, hạt nhỏ mới đạt tiêu chuẩn.
Quả nhãn sau khi thu hoạch thì đem sấy ngay, đợi khô thì tách bỏ vỏ ngoài và hạt, cùi nhãn cho vào túi đóng gói để bán hoặc bảo quản. Muốn sử dụng rất đơn giản, chỉ cần lấy ra để vào trà, chế biến thành món ăn hoặc ăn ngay cũng được.
Thực phẩm này là món vừa dùng để ăn chơi, vừa để làm thuốc rất tốt cho sức khỏe. Ăn long nhãn điều độ có tác dụng thanh nhiệt, bồi bổ máu huyết, giúp an thần và ngủ ngon.
Đặc điểm của long nhãn
Long nhãn là cùi nhãn sấy khô có chỗ dày, chỗ mỏng không đều nhau. Có màu vàng cánh gián hoặc màu nâu đậm, mặt ngoài nhăn nheo, mặt trong sáng bóng. Long nhãn có vị ngọt đậm, mùi thơm nhẹ, mềm, dẻo. Sờ tay vào thấy không bị dính
Cách chế biến long nhãn
Để chế biến được những mẻ long nhãn ngon đảm bảo chất lượng cũng mất khá nhiều thời gian và công sức.Quả nhãn khi hái về sẽ được đem phơi nhiều nắng hoặc cho vào máy sấy ở nhiệt độ 40 – 50 độ C. Trong quá trình phơi, kiểm tra bằng cách lắc quả nghe tiếng kêu lóc cóc thì bóc vỏ, lột lấy cùi nhãn bên trong.Cùi nhãn sẽ được tiếp tục đem sấy ở nhiệt độ 50 – 60 độ C cho đến khi sờ vào không thấy mật dính ở tay là đã hoàn thành.
Tác dụng của long nhãn
- Bổ tâm tỳ, an thần, lợi khí, dưỡng huyết
- Giảm thiểu nguy cơ mắc các vấn đề về mắt, đặc biệt là căn bệnh đục thủy tinh thể
- Chống cảm cúm, cải thiện hệ miễn dịch, giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh cao huyết áp, tim mạch
- Kéo dài tuổi thọ
- Ngăn ngừa loãng xương
- Ngăn ngừa thiếu máu, mất ngủ, trí nhớ kém
- Làm đẹp da, giảm cân hiệu quả
- Kích thích tiêu hóa, an thần, trừ độc do côn trùng đốt
- Hạn chế trực khuẩn lỵ ngoài cơ thể và khuẩn nấm tiểu nha bào
- Tốt cho hệ tim mạch
Cách sử dụng long nhãn
Trà long nhãn
Trà long nhã hoa cúc
10g long nhãn
10g bông cúc
Tiến hành : Tráng hoa qua nước sôi với bình pha trà. Cho long nhãn và hoa cúc vào bình với khoảng 300ml nước sôi vào, đậy nắp ngâm trà trong 10 phút. Sau đó cho thêm mật ong vào khuấy đều và thưởng thức. Uống hàng ngày giúp thanh nhiệt, thải độc, an thần, bổ sung năng lượng cho cơ thể rất tốt.
Trà long nhãn ,táo đỏ , kỷ tử
20g long nhãn
50g táo đỏ
30g kỷ tử đỏ
Tiên hành :Đem các nguyên liệu rửa qua để ráo nước . Cho vào bình đun cùng 1 lít nước đến khi nước sôi thì giảm lữa để tầm 15 phút rồi thưởng thức. Sử dụng hàng ngày giúp bổ huyết, dưỡng khí, an thần, bồi bổ sức khỏe, tăng cường sức đề kháng, mà còn giúp da dẻ hồng hào, tốt cho sự hoạt động của xương khớp.
Cách ngâm R long nhãn
1kg long nhãn
5 lít R trắng
Bình ngâm
Tiến hành : Cho long nhãn vào bình ngâm với tỷ lệ 1: 5 tương ứng 1 kg long nhãn 5 lít R . Ngâm sau 3 tháng đem ra sử dụng .R sau ngâm có màu vàng nâu vị ngọt .Ngày dùng 2 lần mỗi lần dùng khoảng 20ml.
Những lưu ý khi sử dụng long nhãn
- Người béo phì, dư cân thì nên hạn chế dùng
- Người bị nóng trong, mề đay, mẩn ngứa, mụn nhọt nhiều thì không nên ăn long nhãn
- Thời điểm tốt nhất để ăn long nhãn là sau bữa ăn từ 1- 2 giờ
- Người đang bị đầy bụng không nên dùng
- Người có biểu hiện cảm mạo, uất hỏa không nên dùng
- Phụ nữ đang trong quá trình thai kỳ nên hạn chế sử dụng long nhãn
- Người hen suyễn, ho có đờm, hệ tiêu hóa hoạt động kém cũng không nên sử dụng nhiều long nhãn